Kinh nghiệm kinh doanh Spa dưỡng sinh A-Z mới bắt đầu
1. Spa dưỡng sinh là gì?
Spa dưỡng sinh là mô hình spa kết hợp giữa các giải pháp chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và vật lý trị liệu rất được ưa chuộng hiện nay. Với các kỹ thuật massage, bấm huyệt trên các bộ phận của cơ thể giúp đả thông kinh lạc, lưu thông máu… đem lại cảm giác sảng khoái và thoải mái và lấy lại sức khỏe tốt hơn.
Các phương pháp đều được thực hiện theo kỹ thuật đông y an toàn, hiệu quả cao nên rất được ưa chuộng và trở thành xu hướng mới mẻ trong ngành làm đẹp hiện đại. Không ít những chuỗi spa dưỡng sinh phát triển và có chỗ đứng rất ổn định trong ngành spa.
Tuy nhiên, để kinh doanh spa dưỡng sinh không phải cứ bỏ tiền đầu tư là xong mà phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Vậy, muốn kinh doanh spa dưỡng sinh cần chuẩn bị những gì?
>> Tổng hợp 1000+ mẫu thiết kế Spa đẹp, ấn tượng nhất 2024
2. Kinh doanh spa dưỡng sinh cần chuẩn bị những gì?
2.1 Chuẩn bị kiến thức
Kinh doanh spa sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chủ spa thiếu kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý,…Đặc biệt là kỹ năng về các dịch vụ spa dưỡng sinh như massage, bấm huyệt cần chuyên sâu và thuần thục. Chủ spa cần nắm vững để có thể vừa đào tạo nhân viên vừa quan sát và kiểm soát được năng lực nghiệp vụ của từng nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Kiến thức về quản lý, vận hành spa cũng rất quan trọng. Nhiều đầu việc cần quản lý chặt chẽ, chính xác, nhiều vấn đề phát sinh cần ứng biến linh hoạt. Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo các nghiệp vụ quản lý spa các chủ tiệm có thể đăng ký học và trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý.
2.2 Đào tạo nhân viên
Chất lượng tay nghề nhân viên và thái độ phục vụ rất quan trọng. Cần đào tạo kỹ lưỡng và quán triệt ngay từ đầu để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhân viên chính là tiếng nói về thương hiệu. Kỹ năng tay nghề của nhân viên tốt thì đánh giá của khách hàng về spa cũng tốt.
Nên tổ chức định kỳ các buổi đào tạo, kiểm tra đánh giá kỹ năng của nhân viên để kịp thời bổ sung kỹ năng mới cũng như đào tạo kiến thức chuyên sâu.
2.3 Cân nhắc chi phí thiết kế không gian, nội thất
Thiết kế nội thất spa dưỡng sinh, không gian cũng cần được lên kế hoạch, dự trù kinh phí trước khi tiến hành. Hạn chế mua nội thất, thiết bị không cần thiết hoặc không đủ ngân sách vì mua sắm quá tay.
2.4 Mua sắm thiết bị, dược liệu cần thiết
Chất lượng dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi máy móc, dụng cụ và dược liệu. Thiết bị, đồ dùng cần nhập sản phẩm có hiệu quả và chất lượng tốt, tối ưu được công năng trong quá trình sử dụng cũng như thiết kế được nhiều liệu trình đa dạng. Mỹ phẩm, dược liệu cần chọn đơn vị cung cấp đảm bảo, uy tín, sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, an toàn khi sử dụng tránh những sự cố không đáng có và phàn nàn của khách hàng trong quá trình làm dịch vụ.
2.5 Chốt dịch vụ chủ chốt và menu phù hợp
Mỗi spa chỉ nên chú trọng phát triển 2-3 dịch vụ cốt lõi để tạo dựng thương hiệu. Khi tham quá nhiều dịch vụ, dịch vụ nào cũng muốn làm nhưng không làm được chuyên sâu sẽ dẫn đến thương hiệu không được đánh giá cao, khách hàng không biết spa của bạn có dịch vụ gì nổi bật đồng thời không cạnh tranh được với những spa khác có dịch vụ cốt lõi chuyên sâu.
2.6 Sử dụng công nghệ trong quản lý vận hành spa
Bắt nhịp sự phát triển của công nghệ, loại bỏ hoàn toàn sổ sách thủ công, các chủ spa nên tiếp cận phương thức quản lý mới vừa tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả, chính xác hơn. Dẹp bỏ sổ sách và ngay cả excel sang một bên, sử dụng phần mềm quản lý spa để quản lý lịch hẹn linh hoạt, quản lý nhân viên, chấm công, tính lương hiệu quả, thống kê doanh thu, lãi lỗ chi tiết, nhanh chóng, lưu trữ thông tin liệu trình khách hàng chính xác.
2.7 Đừng quên đăng ký chứng chỉ hành nghề
Dù spa nhỏ hay lớn, làm về dịch vụ gì cũng cần có chứng chỉ hành nghề và các thủ tục cần thiết đảm bảo đúng pháp luật và hạn chế các rắc rối khi cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.
Nhận xét
Đăng nhận xét